2 kịch bản thị trường bất động sản “sống chung với dịch bệnh”

2 kịch bản thị trường bất động sản “sống chung với dịch bệnh”

Trang chủ » Tin tức » 2 kịch bản thị trường bất động sản “sống chung với dịch bệnh”

Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, về mặt tích cực, đây sẽ là cơ hội để các nhà quy hoạch bất động sản đô thị và các nhà hoạch định kinh tế nhìn lại.

Vị chuyên gia này chỉ ra 2 kịch bản với thị trường BĐS trong thời gian tới, hoặc sống chung với dịch bệnh, hoặc dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn.

Kịch bản thứ nhất, theo TS Sử Ngọc Khương, nếu chúng ta đang sống chung với Covid-19 thì bất động sản còn rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên bất động sản nhà ở vẫn là nhu cầu lớn của đại bộ phận người dân trong các đô thị. Dù khó khăn trong các phân khúc khác như nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, văn phòng,… nhưng bất động sản nhà ở luôn là nhu cầu bức thiết của người dân ở những đô thị lớn như Tp.HCM hoặc Hà Nội.

Kịch bản thứ hai, nếu dịch được kiểm soát hoàn toàn tốt Covid-19 và không bị tác động nhiều về nền kinh tế thì bất động sản sẽ thay đổi rất nhanh, đặc biệt là. Trước tiên là bất động sản nhà ở, kế tiếp là bất động sản thương mại. Vì nhu cầu mua sắm với dân số trăm triệu dân như Việt Nam là rất lớn, mặc dù đã có nhiều hình thức thương mại điện tử, tuy nhiên, đối với người dân Việt Nam thì hành vi tiêu dùng vẫn cao ở các bất động sản thương mại như chợ truyền thống, siêu thị,…

Tiếp theo là bất động sản nghỉ dưỡng, với một quốc gia có xấp xỉ 3000km đường bờ biển thì việc khai thác du lịch biển là yếu tố đem lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế rất lớn. Đây là một trong những điểm trọng yếu mà ngành du lịch cần xem xét khi dịch đã kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh. Các chuyến bay quốc tế và nội địa đã được mở ra thì cần có những khái niệm mới, nhìn nhận mới về nhu cầu du lịch.

Về mặt tích cực, theo ông Khương, đây sẽ là cơ hội để các nhà quy hoạch bất động sản đô thị và các nhà hoạch định kinh tế nhìn lại. Tại Việt Nam, các đô thị lớn như Tp.HCM và Hà Nội được quy hoạch nén cao vì vậy khi dịch bệnh bùng phát thì tốc độ lây lan rất nhanh, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống hàng ngày. Do đó, về mặt tích cực thì sau đại dịch các nhà quy hoạch đô thị sẽ có cơ hội nhìn lại cách phát triển quy hoạch thế nào là hiệu quả nhất. Các đô thị lớn ở các nước có quy hoạch các thành phố cách xa nhau trên thế giới, giữa các thành phố là rừng hoặc các khu đất trống thì tốc độ lây truyền dịch bệnh của rất thấp. Còn các nước ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Indonesia, Malaysia, Hàn quốc, Nhật bản và Việt Nam với các đô thị nén thì khi dịch bệnh diễn ra tốc độ lây truyền rất lớn.

Mặt tích cực thứ hai là qua dịch bệnh này các nhà hoạch định kinh tế nói chung, các nhà phát triển bất động sản nói riêng sẽ có cơ hội nhìn nhận lại chiến lược chung dài hạn. Vi bất cứ chu kì hoạt động kinh tế nào cũng có suy và thịnh và suy có thể vì khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, dịch bệnh,… Đặc biệt dịch bệnh sẽ là một trong những điều mà các nhà hoạch định kinh tế đặc biệt là ở tầm quốc gia cần xem xét cho định hướng phát triển của các ngành hàng khi có sự cố xảy ra.

Còn đối với những nhà phát triển bất động sản thì đây là bài học để họ cân nhắc, nhìn lại trong những trường hợp bất khả kháng xảy ra thì sức đề kháng của mình ở đâu và cần làm như thế nào để tránh tình trạng kiệt quệ đến nỗi không vực dậy được. Những tập đoàn lớn trên thế giới, họ thành lập cả trăm năm về bất động sản, về điện – điện tử,… hay những công ty Nhật Bản họ có những thăng trầm chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh nhưng họ vẫn vượt qua được. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian Covid-19 vừa qua có những doanh nghiệp phá sản và không bao giờ vực dậy lại được. Đây là bài học rất tốt dành cho các nhà làm chính sách cũng như các nhà kinh doanh và đặc biệt là bất động sản xem lại chiến lược dài hạn của mình.

Về mặt tiêu cực, thứ nhất những quy hoạch trước đây không phù hợp, thứ 2 sức đề kháng doanh nghiệp rất kém do vậy với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản phải có chiến lược dài hạn bởi vì làm một dự án bất động sản thì 5-10 năm mới xong, thứ 3 là một mặt tiêu cực đã tồn tại lâu là vấn đề về pháp lý. Pháp lý đang làm những dự án mà tốt, khi mà Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn tốt, thì khi mà pháp lý các dự án đó hoàn toàn xong thì người ta có thể phát triển liền trong thời gian họ tranh thủ để hồi phục sức đề kháng của mình bằng cách đưa ra những sản phẩm, dự án cho thị trường.

"Tuy nhiên, trong thời gian qua dịch bệnh làm trì trệ đi các thủ tục phê duyệt, cũng như là kì vọng của các nhà đầu tư. Do vậy tôi nghĩ đây là một tiêu cực rất lớn, tác động sâu vào nền kinh tế nói chung và bất động sản nói riêng", TS Khương nhấn mạnh.

Theo Hạ Vy (CafeF)

 

Các tin khác