Cơn sốt đất nền mới tại 4 huyện TP.HCM chuẩn bị lên quận: Nhà đầu tư có nên đi tắt đón đầu?

Cơn sốt đất nền mới tại 4 huyện TP.HCM chuẩn bị lên quận: Nhà đầu tư có nên đi tắt đón đầu?

Trang chủ » Tin tức » Cơn sốt đất nền mới tại 4 huyện TP.HCM chuẩn bị lên quận: Nhà đầu tư có nên đi tắt đón đầu?

Thông tin quy hoạch từ huyện lên quận đi kèm với hạ tầng về xã hội và cơ sở vật chất sẽ khiến giá đất tại các khu vực này tăng vọt…

Cơn sốt đất nền mới tại 4 huyện chuẩn bị lên quận

Ảnh: enternews.vn

Mới đây, tại buổi làm việc của Hội nghị Thành ủy TP.HCM, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề tương lai phát triển của 5 huyện thuộc TP.HCM đến năm 2030. Theo đó, 4 huyện của TP.HCM bao gồm Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi có thể lên quận trong vài năm tới. Trong đó, Nhà Bè có thể sẽ lên quận sớm nhất.

Trước thông tin này, nhiều chuyên gia dự báo, giá đất tại khu vực này sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Cụ thể, số liệu từ trang batdongsan.com.vn cho thấy, trước thông tin quy hoạch, thì lượng tìm kiếm bất động sản tăng vọt lên rất cao, đặc biệt là phân khúc đất nền.

Cụ thể, tại thị trường Hà Nội, sau khi có thông tin 4 huyện tại đây có thể được quy hoạch lên quận vào đầu năm 2019, số người tìm kiếm bất động sản tại Đông Anh tăng mạnh, gấp từ 1,5 đến 2 lần so với những tháng cuối năm ngoái. Đông Anh cũng nằm trong top những địa phương có số người tìm kiếm bất động sản lớn của cả nước.

Cùng với sự quan tâm của nhà đầu tư, giá đất tại những khu vực này cũng tăng vọt. Đất khu vực đê tả sông Hồng (thuộc huyện Đông Anh) giá khoảng 17 triệu đồng/m2 nhưng hiện tại đã trên 30 triệu đồng/m2. Giá đất tại nhiều con ngõ rộng tầm 3m dọc trục đường Võ Nguyên Giáp, đoạn thuộc xã Vĩnh Ngọc lên đến 50 triệu đồng/m2, một số ngõ nhỏ hơn giá đất cũng có thể lên đến 30 triệu đồng/m2.

Một số khu vực xa hơn như Bắc Hồng, giá đất hiện tại cũng có thể lên đến 15-17 triệu đồng/m2, cao gấp 5 lần so với thời điểm sốt đất Đông Anh giai đoạn 2008.

Theo ông Nguyễn văn Hùng, Trưởng văn phòng đại diện Hiệp hội Môi giới bất động sản tại TP.HCM cho biết, Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn và Cần Giờ là những khu vực phát triển manh mẽ và có nhiều cơn sốt đất trong mấy năm qua. Những khu vực này đã đang và sẽ phát triển các dự án nhà liền thổ, các chung cư, các công trình thương mại dịch vu mạnh mẽ nhất trong những năm sắp tới.  Tạo ra một nguồn cung lớn cho các sản phẩm hình thành trong tương lai và giúp thị trường trở nên sôi động hơn. Điển hình như  dự án GS Metro City là khu Phức hợp có diện tích đất lên tới 349,36 ha, hay Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ và hàng loạt dự án lớn tại Bình Chánh, Củ Chi …

 Đồng thời chủ trương của chính quyền Thành phố cũng đang và sẽ đầu tư nâng cấp và phát triển, tiếp tục đẩy nhanh hệ thống hạ tầng giao thông kết nối các khu vực trên trong những năm sắp tới như: nâng cấp và mở rộng tuyến đường Lê Văn Lương; tuyến Metro số 4 kết nối Nhà Bè với trung tâm Thành phố; Xây dựng cầu Phú Xuân 2 và đường Nguyễn Lương Bằng ( 15B) nối dài ( từ Chợ Phước Long, Quận 7 – đến đường dẫn cầu Cần Giờ; Đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ thay phà Bình Khánh ( nối huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ); Xây dựng đường Nhơn Đức - Phước Lộc nối dài.

“Do đó, thông tin 4 huyện sẽ lên quận và sẽ có sự đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng thực sự sẽ tác động rất lớn đến thị trường bất động sản các khu vực này”, ông Hùng nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Phó Giám đốc CBRE Việt Nam, cho rằng, thông tin quy hoạch từ huyện lên quận sẽ đi kèm với hạ tầng về xã hội và cơ sở vật chất thì đây là thông tin ảnh hưởng khá lớn tới tình hình đầu tư, do các nhà đầu tư sẽ xem đây là cơ hội để đầu tư, và giá đất chắc chắn sẽ tăng lên.

Nhà đầu tư có nên đi tắt đón đầu?

Các chuyên gia cảnh báo các nhà đầu tư nên cẩn trọng khi đầu tư vào đất nền. Ảnh : sggp.org.vn

 

Tuy nhiên, theo ông Hùng, mặc dù giá đất được dự báo sẽ tăng, nhưng không phải cứ có thông tin quy hoạch là giá đất sẽ tăng ngay mà còn phải dựa vào các yếu tố về hạ tầng và phân bố dân cư, quy hoạch khu vực đó tới đây sẽ như thế nào..

Do vậy, nhà đầu tư theo trào lưu “đi tắt đón đầu” khi thông tin chưa chính thức hoặc chưa rõ ràng thì dễ bị sa lầy, thậm chí mất tiền. Vì rủi ro vì vướng quy hoạch, vướng thế chấp, rủi ro vì dự án chưa đủ điều kiện bán, rủi ro vì bị lừa đảo… Chỉ khi nào có thông tin quy hoạch điều chỉnh sử dụng đất của từng quận, huyện rõ ràng. Dự án thì có có phép xây dựng và đủ diều kiện mở bán… thì mới nên đầu tư để tránh rủi ro.

Trước thông tin này, ông Hùng cũng khuyến cáo và đề xuất đến chính quyền những phương án nhằm tránh hoang mang cho nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường. Cụ thể:

Thứ nhất, chính quyền cần ngăn chặn các dự án ma lừa đảo khách hàng với các chiêu thức như: đất nông nghiệp do các cá nhân đứng tên hoặc đã được quy hoạch là đất công viên, giao thông, đất công trình công cộng, nhưng  tự ý vẽ lên các dự án hoành tráng, tự phân lô để bán nền cho khách hàng. Hoặc các dự án chưa có quy hoạch, chưa có giấy phép, chưa đủ điều kiện bán hàng …

Thứu hai, quản lý Chính quyền địa phương hiểu và nắm rõ về pháp lý khu đất hay dự án đó, nếu đơn vị nào triển khai không đúng thủ tục, cần có biện pháp mạnh, yêu cầu ngưng triển khai  … Thậm chí, chính quyền sẽ cắm bảng ngay tại dự án đó để người dân biết, khi nào đủ pháp lý và được bán sẽ tháo gỡ.

“Chính quyền từng địa phương cũng phải công bố đầy đủ thông tin quy hoạch, thông tin dự án cho người dân và nhà đầu tư được biết. Ví dụ: Dự án nào được cấp phép và đủ điều kiện bán hàng.  Vị trí đất nào là quy hoạch dân cư, đất nào quy hoạch không phải dân cư”, ông Hùng nhấn mạnh.

Theo Duyên Hà (nhipcaudautu)

Các tin khác