HoREA cho rằng nên cấm văn phòng thừa phát lại lập vi bằng trường hợp mua bán nền đất thuộc thẩm quyền công chứng.
Kiến nghị trên vừa được Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) gửi đến Chính phủ và Bộ Tư pháp. Theo HoREA, nên cấm văn phòng thừa phát lại lập vi bằng với các trường hợp thuộc thẩm quyền của công chứng hoặc quyền chứng thực của UBND các cấp. Với các trường hợp lập vi bằng thừa phát lại để mua bán đất nền, nhà hình thành trong tương lai nhưng chưa đủ điều kiện giao dịch, cũng cần được nghiêm cấm.
Theo quan điểm của HoREA, Luật Thi hành án dân sự quy định vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đất nền) mà các bên là hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp phải được công chứng hoặc chứng thực, theo Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản thì
Đất nền phía đông Tp.HCM. Ảnh : Vũ Lê
HoREA phân tích, bất cập của việc lập vi bằng thừa phát lại là tạo sự nhầm lẫn giữa lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi với ghi nhận nội dung mua bán đất nền. Các đầu nậu bán đất nền hình thành trong tương lai trái pháp luật, đã lợi dụng hình thức lập vi bằng thừa phát lại về hành vi giao nhận tiền đặt cọc để hứa mua bán đất nền, trái quy định. Rất nhiều người mua đất nền nhầm tưởng vi bằng thừa phát lại là cơ sở pháp lý để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau này nên sập bẫy.
Hồi cuối tháng 5/2019, UBND quận 12, TP HCM đã đăng tải trên website chính thức của quận, cảnh báo việc nhiều trường hợp chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay qua hình thức lập vi bằng tại các văn phòng thừa phát lại.
Chính quyền địa phương kêu gọi người dân không mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng để tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng, lừa đảo mua bán đất phân lô, nhà không đủ điều kiện pháp lý giao dịch.
Trước đó, hồi năm 2017, một huyện vùng ven Sài Gòn là Hóc Môn cũng từng phát cảnh báo nạn lừa bán nhà đất bằng giấy tay qua hình thức lập vi bằng đối với loại nhà "3 chung" trên địa bàn.
Theo Hà Thanh (VnExpress)
Các tin khác