Giá nhà tại Việt Nam sẽ tiếp tục “leo thang” sau đại dịch?

Giá nhà tại Việt Nam sẽ tiếp tục “leo thang” sau đại dịch?

Trang chủ » Tin tức » Giá nhà tại Việt Nam sẽ tiếp tục “leo thang” sau đại dịch?

Tờ The Economis mới công bố, dịch Covid 19 dù ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế toàn cầu nhưng riêng với bất động sản, giá nhà đất không những không giảm mà còn có dấu hiệu “leo thang”. Không ngoài xu hướng đó, tại Việt Nam, giá nhà đất cũng có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt trong bối cảnh nguồn cung hạn hẹp.

Theo phân tích của The Economist, các cuộc đại suy thoái thường khiến giá nhà đất giảm ít nhất 10%, khiến thị trường bất động sản bốc hơi hàng nghìn tỷ USD. Các nhà đầu tư đã chuẩn bị tinh thần cho điều tồi tệ nhất bởi Covid-19 đang đẩy nền kinh tế thế giới vào thời kỳ suy thoái sâu nhất, kể từ những năm 1930. Tuy nhiên trái ngược với các lo ngại, sau gần 1 năm thế giới chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch nhưng riêng bất động sản không giảm giá mà còn có xu hướng tăng ở hầu hết các quốc gia.

Tờ The Economis cho biết, "Chính sách tiền tệ", "các biện pháp tài khóa" và "mong muốn có một nơi ở tốt hơn" là 3 yếu tố khiến giá nhà đất trên thế giới không những không có dấu hiệu giảm mà còn "leo thang" bất chấp ảnh hưởng của đại dịch lên nền kinh tế toàn cầu.

Cụ thể, giá nhà đất trong quý II/2020 đang theo trên chiều hướng tăng ở hầu hết các quốc gia có thu nhập trung bình và cao. Ở những quốc gia giàu có thuộc khối G7, giá bất động sản tại đây đã tăng với tốc độ hàng năm là 5% (xem biểu đồ 1). Giá cổ phiếu của các nhà đầu tư và nhà kinh doanh bất động sản đã giảm một phần tư trong giai đoạn đầu của đại dịch, nhưng hiện tại, phần lớn đã phục hồi.

Biểu đồ giá bất động sản tại các nước thuộc khối G7 từ năm 2006 tới nay.

Riêng tại Việt Nam, giá nhà bất động sản cũng không hề có dấu hiệu đi xuống trong suốt thời gian Covid 19 đạt đỉnh. Tuy nhiên theo các chuyên gia, lý do khiến giá bất động sản gia tăng tại Việt Nam có những điểm khác biệt so với thế giới.

Thứ nhất, Việt Nam đã kiểm soát quá tốt Covid 19. Đây là điều đã được cả thế giới ghi nhận bởi hiện tại, Việt Nam đã gần như kiểm soát được sự lây lan của Covid trong cộng đồng trong khi toàn thế giới đã có hơn 1 triệu người thiệt mạng. Nền kinh tế Việt Nam cũng là một trong số ít nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng dương trong năm nay.

Thứ hai, nguồn cung nhà ở đang bị thắt chặt. Theo cảnh báo của Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, nguồn cung các dự án mới tại thị trường sôi động nhất cả nước đã suy giảm trong 3 năm liên tiếp. Do ảnh hưởng của Covid 19, nguồn cung sẽ càng hạn hẹp hơn khiến giá bất động sản tiếp tục gia tăng. Tại Hà Nội, số lượng các dự án mới được cấp phép cũng rất hạn chế và giá nhà đất cũng không có chiều hướng giảm, ngoại trừ phân khúc đất nền bị thổi giá quá cao trước đại dịch.

Thứ ba, bất động sản là kênh đầu tư an toàn nhất trong bối cảnh thị trường biến động. Theo một khảo sát mới đây, những người từ độ tuổi 30 trở lên và thu nhập xếp trên tầng lớp trung lưu, cứ càng có thâm niên và ổn định tài chính lại càng chạy đua tậu nhiều nhà đất. Người Việt xem bất động sản là một thước đo thành tựu cả đời bên cạnh mục tiêu tích lũy tài sản, chờ cơ hội sinh lời khủng trong tương lai. Khi Covid 19 bắt đầu ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực của nền kinh tế thì bất động sản đang là kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn khi chứng khoán lên xuống bất thường, vàng bấp bênh và lãi suất tiết kiệm giảm.

Với xu hướng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với việc các cường quốc đang có cuộc "chạy đua" điều chế vaccine, bất động sản được dự báo sẽ là lĩnh vực đầu tiên phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ hậu Covid 19.

Theo Minh Phương (Báo Tổ Quốc)

 

Các tin khác