Nếu việc kê khai giá chuyển nhượng bất động sản thấp hơn mức mới quy định thì sẽ xảy ra tình trạng trường hợp bị "ngâm" hoặc "mời lên làm việc nhiều lần" và trả hồ sơ với lý do chưa sát với thị trường.Nếu việc kê khai giá chuyển nhượng bất động sản thấp hơn mức mới quy định thì sẽ xảy ra tình trạng trường hợp bị "ngâm" hoặc "mời lên làm việc nhiều lần" và trả hồ sơ với lý do chưa sát với thị trường.
Đó là một trong những chia sẻ của đại biểu Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) trước Quốc hội sáng 1/6 liên quan đến việc chống thất thu thuế kinh doanh chuyển nhượng bất động sản.
Theo vị đại biểu này, tình trạng bán nhà 2 giá với việc giá thực tế cao hơn giá kê khai trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản phổ biến, gây thất thu ngân sách nhà nước.
Trước đó, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp đã có nhiều văn bản để thực hiện các biện pháp chống thất thu thuế, hướng dẫn kê khai đúng giá trị chuyển nhượng. Việc này bước đầu có kết quả, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, đảm bảo nguồn thu.
Tuy nhiên, theo đại biểu Phan Thái Bình cho rằng, chỉ đạo hướng dẫn còn "chung chung", chưa giải quyết được triệt để gốc vấn đề mà ngược lại còn phát sinh bất cập, hệ lụy trong quá trình thực hiện.
Ông Bình phân tích, theo quy định, việc kê khai tính thuế là giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ghi theo giá trong hợp đồng. Trường hợp hợp đồng không ghi giá hoặc thấp hơn giá đất Nhà nước quy định thì giá tính thuế tính theo khung Nhà nước. Tuy nhiên, mua bán bất động sản là thỏa thuận dân sự của người mua và bán. Nguồn gốc thất thu thuế chính là sự kê khai không trung thực của một bộ phận người dân khi tham gia giao dịch. Trong khi đó, bảng giá đất các địa phương hiện nay không sát với thị trường, còn thấp hơn nhiều so với giá thực tế. Khi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, người dân chịu mức thuế cao hơn, theo giá thị trường nhưng khi bị thu hồi đất, đền bù thì áp theo giá nhà nước dẫn đến những bình đẳng trong mối quan hệ này.
Vị đại biểu quốc hội này cũng cho rằng, hiện không có cơ sở pháp lý rõ ràng để công nhận hoặc không công nhận mức giá kê khai trong hợp đồng công chứng là giá giao dịch thực tế. Vì vậy, áp dụng các biện pháp để chống thất thu thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản ở các địa phương là "không thống nhất, mỗi nơi, mỗi người áp dụng một kiểu".
Cũng theo ông Bình, từ phản ánh của cử tri, ông Bình cho biết có một số cơ quan thuế cấp huyện có biểu hiện tùy tiện trong việc áp giá tính thuế. Nhiều nơi yêu cầu người dân chấp nhận giá trị tính thuế cao hơn gấp 1,5-2 lần giá Nhà nước quy định mới được giải quyết hồ sơ. Trường hợp thấp hơn mức trên thì bị "ngâm" hoặc "mời lên làm việc nhiều lần", trả hồ sơ về với lý do chưa sát với thị trường.
Tuy nhiên ông Bình cho biết, căn cứ như thế nào để sát thị trường thì không rõ ràng, không minh bạch. Thực tế, có nhiều địa phương chậm giải quyết hồ sơ, tình trạng quá hạn rất lớn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh đời sống người dân.
Bên cạnh đó theo ông Bình, có một số cán bộ thuế còn nhũng nhiễu, chấp nhận tiêu cực để giải quyết thuận lợi.
Liên quan đến việc siết chuyển nhượng thuế bất động sản, ông Trần Khánh Quang, chuyên gia bất động sản thẳng thắn nói: "Anh phòng thuế ngồi trong phòng lạnh làm sao biết được giá thị trường bao nhiêu mà có quyền bắt dân kê khai giá lại?"
Thế nên, ông Quang kiến nghị, để minh bạch về giao dịch cũng là minh mạch về thị trường và giúp cho thị trường bất động sản phát triển ổn định thì khi bất động sản A giao dịch với giá nào nên cập nhật trên bản đồ số quy hoạch. Người mua khác dễ biết giá trị của mảnh đất B có vị trí tương tự.
Theo ông Quang, nên xây bảng giá đất hàng năm sát giá thị trường rồi căn cứ vào đó thu thuế liên quan theo hệ số điều chỉnh.
Theo Việt Khoa (CafeF)
Các tin khác