Trong số các quận huyện dẫn đầu về vi phạm trật tự xây dựng, quận 9 đứng đầu danh sách với 70 vụ, tiếp theo là Thủ Đức có 61 vụ, huyện Bình Chánh có 39 vụ…
Sở Xây dựng TPHCM đánh giá số vụ vi phạm trật tự xây dựng tại huyện Bình Chánh tuy giảm nhưng tình trạng xây dựng nhà sai phép, không phép tại đia phương này vẫn còn phức tạp.
Một công trình xây dựng sai phép ở quận 2, tồn tại nhiều năm nay nhưng chưa thể xử lý dứt điểm.
Sở Xây dựng TPHCM vừa cho biết, 7 tháng đầu năm 2020, tại TPHCM có 463 công trình vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó có 189 công trình sai phép và 274 công trình không phép, bình quân 21,1 vụ/ngày. So với 6 tháng đầu năm 2019 (thời điểm trước khi ban hành Chỉ thị 23), số vụ vi phạm giảm 6,4 vụ/ngày, tỉ lệ giảm 75,3%.
Trong số các quận huyện dẫn đầu về vi phạm trật tự xây dựng, quận 9 đứng đầu danh sách với 70 vụ, tiếp theo là Thủ Đức có 61 vụ, huyện Bình Chánh có 39 vụ… Sở Xây dựng TPHCM đánh giá số vụ vi phạm trật tự xây dựng tại huyện Bình Chánh tuy giảm nhưng tình trạng xây dựng nhà sai phép, không phép tại đia phương này vẫn còn phức tạp.
Một vấn đề trọng tâm Sở Xây dựng TPHCM tiếp tục thực hiện thời gian tới là tăng cường thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Về biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại công trình vi phạm xây dựng, Sở vẫn đang chờ Quốc hội bổ sung nội dung này vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Đối với các công trình vi phạm xây dựng đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng vẫn tiếp tục thi công, Sở Xây dựng yêu cầu UBND các quận, huyện chỉ đạo tịch thu phương tiện, vật liệu để ngăn chặn. Niêm phong thiết bị máy móc, cô lập khu vực vi phạm tại công trình khi chủ đầu tư, nhà thầu không chấp hành ngừng thi công.
Trường hợp chủ đầu tư và các đơn vị liên quan chống đối, không chấp hành thì lập thủ tục chuyển cơ quan cảnh sát điều tra theo Luật Hình sự và hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng của Bộ Công an.
Liên quan đến vấn đề này, UBND TPHCM đã có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về chủ trương thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện. Theo UBND TPHCM, sau khi tổng hợp các ý kiến của Bộ, ngành Trung ương, UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng cho phép thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND quận, huyện trên cơ sở tổ chức lại Đội Thanh tra địa bàn quận, huyện thuộc Thanh tra Sở Xây dựng và Đội Quản lý trật tự đô thị thuộc Phòng Quản lý đô thị trực thuộc UBND quận, huyện.
Nội dung thí điểm này đảm bảo không làm tăng thêm biên chế công chức. Vì thực hiện trên cơ sở tiếp nhận, bàn giao số lượng công chức, lao động hợp đồng, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của 24 Đội Thanh tra địa bàn quận, huyện thuộc Thanh tra Sở Xây dựng và Đội Quản lý trật tự đô thị thuộc Phòng Quản lý đô thị trực thuộc UBND quận, huyện.
Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị khi thực hiện thí điểm là tổ chức hành chính trực thuộc UBND cấp quận, huyện, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp quận, huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Sở Xây dựng.
Đơn vị này có chức năng tham mưu Chủ tịch UBND cấp quận, huyện thực thi các quy định của pháp luật trong lĩnh vực trật tự xây dựng, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chủ tịch UBND cấp quận, huyện giao.
Ngoài ra, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị chịu trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý đối với tất cả công trình không thuộc thẩm quyền kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý của Thanh tra Sở Xây dựng và Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TPHCM. Công trình, bộ phận công trình xây dựng phát sinh sau khi công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng theo giấy phép xây dựng do UBND cấp huyện cấp hoặc đã được cập nhật giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản.
Theo Duy Quang (tienphong)
Các tin khác