Thị trường BĐS vẫn còn tâm lý “ngóng” giá giảm thêm để mua vào, mặc dù điều này được dự báo là khó xảy ra, nhất là vào thời điểm cuối năm 2021.
Do ảnh hưởng của dịch, nên nhìn chung sức mua của thị trường có sự giảm sút. Tuy tiêu, theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, tiêu thụ giảm giá bán trong phân khúc nhà ở vẫn không giảm. Đặc biệt, ở Hà Nội và TP.HCM, giá bất động sản tăng 5-15% so với cùng kỳ. Trong đó, thanh khoản thị trường giảm nhưng vẫn có những phân khúc hút khách, tăng giá, đòi hỏi nhà đầu tư phải biết chọn hướng đi mới phù hợp.
Tuy nhiên, có thể thấy nhiều thách thức mà thị trường bất động sản đang đối mặt, bất chấp giá bán sơ cấp một số dự án tung ra thị trường gần đây được ghi nhận vẫn tăng. Đó là khó khăn về tiếp cận nguồn vốn khi ngân hàng siết chặt cho vay vì rủi ro và lạm phát, các hoạt động giao dịch mua - bán bất động sản trên thị trường gặp khó khăn vì không thể gặp gỡ, trao đổi.
Ngược với diễn biến giá, tâm lý của nhiều nhà đầu tư vẫn "nghe ngóng" giá giảm thêm vào cuối năm. Đó là lý do, lượng người đổ đi xem BĐS thời gian qua tăng cao nhưng giao dịch chưa đột biến. Rất nhiều nhóm NĐT chỉ đi xem và chờ đợi thêm về mức giá trên thị trường. Trong đó, có nhiều NĐT vẫn tìm kiếm sản phẩm "ngộp" của nhà đầu tư trước đó để mua vào, thậm chí chờ họ "ngộp" thêm để mua được giá thấp hơn.
Theo một nhà đầu tư lâu năm trên thị trường Nhơn Trạch, dù có sẵn dòng tiền nhưng vẫn trong tâm thế đi xem đất, tìm các khu vực và nền đất rẻ hơn so với giá thị trường khoảng 50-100 triệu đồng để mua vào. "Có thể đến cuối năm một vài NĐT sẽ cần bán hàng nhanh sau một thời gian chờ đợi hết dịch, nên cơ hội vẫn còn", NĐT này cho hay.
Tuy nhiên, theo một môi giới khu vực Nhơn Trạch, hầu hết các nền mà NĐT gửi bán ở thời điểm hiện tại giá không giảm so với giá họ mua vào. Có chăng, cần bán hàng nhanh họ hạ khoảng 30-50 triệu đồng/nền so với kì vọng lợi nhuận trước đó. Có những nền, NĐT nhất quyết không giảm thêm, thậm chí họ còn có ý định tăng giá vào cuối năm khi nhìn thấy viễn cảnh thị trường tốt lên.
Ghi nhận cho thấy, thị trường bất động sản chưa sôi động bằng dịp đầu năm, nhưng việc nhà đầu tư rục rịch đổ xô đi xem đất ngày càng nhiều cho thấy, loại hình này đã có dấu hiệu "bắt nhịp" nhanh với trạng thái "bình thường mới".
Điều đáng nói, dù lượng quan tâm tới loại hình này tăng nhưng tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường nhìn chung còn dè dặt, chưa "thoáng" khi xuống tiền.
Theo các chuyên gia, các nhà đầu tư đang có tâm lý chờ đợi giá thương lượng tốt hơn vào dịp cuối năm, nhưng ở chiều ngược lại, có một số nhà đầu tư lại sợ giá sẽ tăng sau dịp Tết Nguyên đán. Theo chuyên gia, nếu người mua chờ "bắt đáy" vào cuối năm, đây là một tâm lý đầu tư sai lầm, bởi với thị trường hiện tại sẽ không thể tìm được đáy để bắt.
Hơn nữa, với tâm lý ham rẻ, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng rơi vào bẫy của những thông tin quảng cáo ảo. Thay vào đó, nhà đầu tư nên tham gia vào thị trường sớm khi mặt bằng giá còn tốt và nhiều chương trình ưu đãi kích cầu vẫn đang được các chủ đầu tư áp dụng. Đầu tư vào các dự án được quy hoạch bài bản, pháp lý hoàn chỉnh là nước đi mà nhiều nhà đầu tư thông minh hiện nay sẽ lựa chọn.
Có thể tâm lý này hình thành bởi đã từng xuất phát trên thị trường trong quý 3/2021 – quý ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, thị trường đã xuất hiện việc một số nhà đầu tư giảm giá, cắt lỗ do áp lực từ lãi vay. Thời điểm này đã xuất hiện việc một số nhà đầu tư giảm giá, cắt lỗ, giảm một phần lợi nhuận để tạo thanh khoản, do áp lực từ lãi vay.
Báo cáo quý 3 của DKRA Vietnam cũng chỉ ra, sức cầu chung toàn thị trường ở mức rất thấp do trong quý III, các tỉnh phía Nam siết chặt giãn cách toàn xã hội. Thị trường thứ cấp có dấu hiệu giảm giá cục bộ ở một số dự án và khu vực, mức giảm từ 5-7% so với tháng 5 (giai đoạn trước khi dịch bùng phát mạnh).
Thị trường căn hộ thứ cấp ở các phân khúc khá ảm đạm, thanh khoản giảm mạnh và gần như đóng băng. Cục bộ thị trường xuất hiện một số nhà đầu tư cắt lỗ/giảm giá bán để nhanh chóng thu hồi vốn. Giá bán sơ cấp ở các dự án không có nhiều biến động so với quý trước. Để đối phó, hầu hết chủ đầu tư đều ban hành các chính sách chiết khấu bán hàng mùa dịch, lịch thanh toán giãn cách nhằm kích cầu thị trường sơ cấp.
Mặc dù vậy, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc Nhà ở CBRE Việt Nam, thị trường bất động sản hạ nhiệt do dịch, trên thị trường vẫn xuất hiện nhiều nhà đầu tư tháo chạy nhưng ở chiều ngược lại, một bộ phận khác lại tranh thủ gom bất động sản chờ đợt sóng mới. Trên thị trường xuất hiện một lực lượng đầu tư mới tiếp tục đón bắt cơ hội đầu tư vào bất động sản lúc này.
Vị chuyên gia này cho rằng, có một số trường hợp nhà đầu tư lỡ rót tiền vào dòng sản phẩm cao cấp quá lâu mà thị trường bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì bị áp lực tín dụng, áp lực trả nợ buộc họ phải bán rẻ, phải cắt lỗ. Nhưng một số trường hợp này không phản ánh bản chất thật của toàn thị trường bất động sản.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cũng nhấn mạnh, giá bất động sản cuối năm sẽ được điều chỉnh tương đương cùng kỳ năm 2020. Những dự án không điều chỉnh, vẫn giữ giá như đầu quý 2/2021. Nhìn chung, ngoài một số thị trường cục bộ từ đây đến cuối năm có thể tăng giá nhờ các tín hiệu khởi công hạ tầng hay điều chỉnh quy hoạch mới của Chính phủ, bức tranh toàn cảnh thị trường vẫn còn chưa mấy rõ ràng.
Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Savills Việt Nam, đối với nhóm đầu tư cá nhân, nếu nhu cầu nhà ở là bức thiết và nguồn tiền mua nhà đã có sẵn từ trước và không phải sử dụng đòn bẩy kinh tế, đây là cơ hội tốt để mua nhà. Tuy nhiên, đối với nhóm đầu tư lướt sóng hay nhóm đầu tư ngắn hạn, chưa phải là thời điểm thích hợp.
Theo Hạ Vy (CafeF)
Các tin khác